Đừng nói chuyện với cô ấy

Đừng nói chuyện với cô ấy

Sigmund Freud từng viết về con người thế này "Mỗi người bình thường trên thực tế chỉ là một phần.” Trải qua quá trình tiến hóa hàng triệu năm, con người đang thống trị trên đỉnh tháp sinh vật, tạo ra thành tựu to lớn, nhưng sau cùng thứ chúng ta nhận được lại là một câu phủ định, thực ra chúng ta không hoàn thiện ư? 

 

Theo cảm nhận cá nhân, đặc biệt là sau khi đọc “Đừng nói chuyện với cô ấy”, tôi nghĩ tâm trí con người đã tiến hóa đến mức cực hạn, nhưng đã bị bản năng tính dục kìm hãm không cách nào bộc phát. 

 

"Thời viễn cổ, con người chắc hẳn chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng vẻ mặt và cử chỉ. Về sau, ngôn ngữ trở thành một thứ công cụ giao tiếp mới, phương thức giao tiếp ban đầu vì thế mà thoái trào, bị giấu vào một nơi rất sâu trong gen của con người." (*)

 

Đỉnh cao nhất của tiến hóa tâm lý là dùng ngôn ngữ để điều khiển người khác. 

 

Câu chuyện xoay quanh cuộc phỏng vấn của một phóng viên báo pháp luật - Trương Nhất Tân với Diệp Thu Vi, người đang sống trong khu dành cho bệnh nhân tâm thần đặc biệt nguy hiểm. 

 

Sở dĩ một người phụ nữ nhỏ bé, thậm chí trông có chút vô hại này được biệt đãi đến thế vì cô đã tự ra đầu thú, nhận trách nhiệm cho cái chết của hơn hai mươi người. 

 

Tất cả bọn họ đều bị cô dùng ám thị tâm lý và lời nói giết chết. 

 

Đến đây những suy đoán bắt đầu nổi lên quanh nhân vật này, Diệp Thu Vi vì sao phải giết nhiều người như thế? Và làm sao cô ta có thể thực hiện được? 

 

Theo mốc thời gian của truyện, tất cả khúc mắc xoay quanh người phụ nữ này được giải đáp vỏn vẹn trong chín lần gặp gỡ. Qua đó mở ra những sự thật vượt ngoài sức tưởng tượng của độc giả. 

 

“Bắt đầu từ ngày đầu tiên gặp mặt, mỗi một chi tiết trên người cô ta, mỗi một cử chỉ, một câu nói của cô ta, thậm chí là mỗi một ánh mắt của cô ta nữa, tất cả đều là một phần của sự ám thị.” (*)

 

Kín kẽ và đáng sợ là những gì Trương Nhất Tân hình dung về Diệp Thu Vi, chính độc giả như tôi cũng không tránh khỏi nỗi sợ hãi vô hình đối với nhân vật này. Điều đáng sợ là câu chuyện ám thị giết người được cô ta kể bằng giọng nói bình tĩnh và dịu dàng, tựa như cô giáo hiền từ đang chuyên tâm giảng bài. 

 

Đằng sau mỗi nạn nhân chịu ám thị là một câu chuyện gia đình, quá khứ lẫn vấn đề người đó đang mắc phải. Mà việc của Diệp Thu Vi là dùng khả năng quan sát sắc bén và phân tích logic để tìm ra những điểm yếu sâu bên trong mỗi một người, sau đó từ từ xé rách lớp phòng tuyến tâm lý vốn đã yếu ớt của họ, tay không dính máu giết người. 

 

Những mạng người ấy thực ra không phải được chọn ngẫu nhiên mà liên quan đến một âm mưu khổng lồ và nhiều tập đoàn lợi ích phía sau. 

 

Đọc “Đừng nói chuyện với cô ấy” tựa như đang khám phá một khu rừng, mỗi chi tiết là một nhánh cây, tầng tầng lớp lớp bí mật. Bạn không cách nào nhìn thấu được ý nghĩa sâu xa của từng nhánh cây ấy, càng không nhìn được bức tranh toàn cảnh khu rừng, chỉ có thể từng bước đi theo một con đường được người nào đó vạch sẵn. (Bài viết được post full và sớm nhất tại Lust Aveland)

 

Càng đọc độc giả sẽ càng cảm giác được sự dẫn dắt rất mạnh mẽ, rõ ràng biết nhân vật tôi, tức Trương Nhất Tân đang bị cuốn vào vòng xoáy, phía trước hoàn toàn là sự bất định nguy hiểm, nhưng vẫn mất kiểm soát mà ngã vào.

 

Biến đổi tâm lý của nhân vật Trương Nhất Tân được Ngộ Cẩn xây dựng rất tinh vi. Ban đầu khi tiếp nhận phỏng vấn Diệp Thu Vi, anh chần chừ và không chắc chắn, sau đó thì chầm chậm tiếp nhận, thấu hiểu, hơn nữa còn tán đồng. 

 

Tiếp xúc với Diệp Thu Vi không chỉ thay đổi nhận thức của Trương Nhất Tân, mà cô ta còn vô tình “cải tạo” tư duy của anh trở nên nhạy bén hơn rất nhiều. Nhưng thứ gọi là nâng cao khả năng ấy phải chăng chỉ là vô tình?

 

Những dấu chấm hỏi lớn được giải đáp cặn kẽ trong nửa sau truyện. Sự xuất hiện của bản báo cáo nghiên cứu khoa học cùng càng nhiều mạng người liên quan. Sự hé lộ nhân vật X đầy bí ẩn, màn đấu trí giữa những cao thủ tâm lý dùng ám thị thay cho súng đạn. Mỗi một phân cảnh đều vô cùng hồi hộp hấp dẫn. 

 

Freud nói, "Mọi người có đạo đức hơn họ nghĩ và vô đạo đức hơn nhiều so với họ có thể tưởng tượng."

 

Sự thật dần hé lộ cũng là lúc nhận thức của Trương Nhất Tân bị đảo lộn. Bản báo cáo giả, những kí ức ngụy tạo, trắng đen không thể phân biệt. Ám thị của Diệp Thu Vi lên Trương Nhất Tân có phải chỉ để lôi kéo anh vào cuộc, hay ngay từ ban đầu âm mưu đã chĩa mũi dao về phía anh?

 

“Sở dĩ người là người không phải vì bản thân là người, mà là vì mọi người xung quanh cũng đều là người. Một khi những người xung quanh không còn là người nữa tính người sẽ mất đi môi trường để tồn tại.” (*)

 

Dưới sự phân tích tâm lý tinh vi của tác giả, dường như bên trong mỗi người đều tồn tại những vấn đề riêng mà thậm chí chính họ cũng không biết được. Bởi lòng người cũng giống như mặt trời, không thể nhìn thẳng. 

 

Chuỗi bi kịch từ quá khứ đến hiện tại ở nửa cuối câu chuyện là kết quả của xã hội nhiễu nhương thời kỳ cũ và sự mất nhân tính đáng sợ của con người. Đến tận khi ngẫm lại để viết những dòng này, tôi vẫn còn ngơ ngẩn trước nội dung lôi cuốn đến dòng cuối cùng của “Đừng nói chuyện với cô ấy”. Cảm xúc quẩn quanh kết truyện là bức bối xen lẫn nhẹ nhõm, hơn hết vẫn là thoả mãn.

 

“Đừng nói chuyện với cô ấy” được viết ở ngôi thứ nhất, ngôi kể hiếm khi được dùng bởi góc nhìn không được khách quan. Nhưng trên góc độ cá nhân, đây là câu chuyện toàn diện nhất mà tôi từng đọc, nội tâm cả hung thủ lẫn nạn nhân đều được khắc hoạ tỉ mỉ chi tiết. 

 

Tác giả Ngộ Cẩn đi vào đào sâu giải thích những yếu tố tâm lý thường thấy trong tác phẩm trinh thám như sự phân ly nhân cách, tác động của những tổn thương đối với bản thể. Lấy lý luận về phân tâm học của Sigmund Freud làm trung tâm, nhưng không chỉ ở bề nổi mà còn phân tích cặn kẽ nguyên nhân kết quả, liên tưởng về những tri thức này. 

 

“Đừng nói chuyện với cô ấy” thực sự là một tác phẩm đáng đọc, cho cả những người chưa từng tiếp xúc với truyện trinh thám lẫn những người đam mê thể loại đặc biệt này. 

______

 

(*): trích từ truyện.

 

RV: Đường Tú Nữ

 

*Hình ảnh minh hoạ là bìa sách xuất bản.

 


Tình yêu pha lê

Tình yêu pha lê

#ReviewTÌNH YÊU PHA LÊTác giả Tuyết Ảnh Sương HồnThể loại Hiện đại, Thanh Xuân vườn trường, Ấm áp, SE.Độ dài 10 chươngTình trạng Hoàn đã xb.Đơn vị phát hành Quảng Văn LeaksTrở thành bác sĩ, k...

Nếu mùa hạ ấy em không gặp anh

Nếu mùa hạ ấy em không gặp anh

#ReviewNẾU MÙA HẠ ẤY EM KHÔNG GẶP ANHTác giả Tuyết Tiểu ThiềnThể loại Hiện đại, thanh xuân vường trường, yêu thầm, GE (thiên về SE)Độ dài 36 chươngTình trạng Hoàn đã XB__________________Đây là một câu chuyện, một b...

Thất tịch không mưa

Thất tịch không mưa

#ReviewTHẤT TỊCH KHÔNG MƯATác giả Lâu Vũ TìnhThể loại INCEST ( WARNING ), hiện đại, ngược tâm, nhẹ nhàng, SE.Độ dài 19 chươngTình trạng Hoàn, đã xuất bản.____________________________Có lẽ cuốn sách này không có gì...

Thiên sơn mộ tuyết

Thiên sơn mộ tuyết

#ReviewTHIÊN SƠN MỘ TUYẾTTác giả Phỉ Ngã Tư TồnThể loại Hiện đại đô thị, ngược tâm, nam thâm tình, SE. Ngoại truyện HE.Độ dài 25 chương + 4 phiên ngoại.Tình trạng Hoàn, đã xuất bản, đã chuyển thể thành phim._____...

Từng có người yêu tôi như sinh mệnh

Từng có người yêu tôi như sinh mệnh

#ReviewTỪNG CÓ NGƯỜI YÊU TÔI NHƯ SINH MỆNHTác giả Thư NghiThể loại Hiện đại, hắc bang, cảm động, SEĐộ dài 11 chương + NTTình trạng Hoàn đã xb__________________Tình yêu "khắc cốt ghi tâm" là như thế nào?Có phải là k...

33 ngày thất tình

33 ngày thất tình

#Review33 NGÀY THẤT TÌNHTác giả Bảo Kình KìnhThể loại hiện đại, hài, OESố chương 35 chươngTình trạng hoàn, đã XB chuyển thể thành phimLink onl http//diendanlequydon.com/viewtopic.php?t=308623***Happy Valentine’s ...